Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Phát hiện chiếc mỏ neo bằng gỗ thời chúa Nguyễn

Một người đàn ông  đã phát hiện ra một chiếc mỏ neo đầu bọc sắt ước tính từ thế kỉ 17 được tìm thấy ở dưới biển Thuận An của Huế.


Trong lúc đi lặn trìa, ốc, hến, lão ngư Nguyễn Hảo (43 tuổi, ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phát hiện chiếc mỏ neo cổ khổng lồ ở dưới biển Thuận An.


mo-leo-thoi-chua-Nguyen.jpg


Chiếc mỏ neo cổ này được làm bằng gỗ, dài 8,1 m


Sau khi phát hiện, ông Hảo đã huy động hơn 10 ngư dân cùng lặn xuống biển đưa chiếc neo này từ cửa biển lên trên cạn. Chiếc mỏ neo cổ này được làm bằng gỗ, dài 8,1 m, khối hình trụ với kích thước 30×40 cm, đầu bọc sắt đã hoen rỉ, còn gỗ đã mục ruỗng.


Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, có khả năng mỏ neo này của một tàu ngày xưa bị đứt khi vào cảng Thuận An xưa, vào khoảng thời chúa Nguyễn (thế kỷ 17) đến trước năm thất thủ kinh đô 1885 (Pháp đánh chiếm Huế). Theo ông Phan, các nhà nghiên cứu, khảo cổ trong vùng chưa từng nhìn thấy chiếc neo gỗ có kích thước lớn như vậy.


Sáng 7/10, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: “Sau khi có thông tin về chiếc mỏ neo cổ, chúng tôi đã cử đoàn giám sát xuống nhà dân để tìm hiểu. Sau khi thẩm định, nếu đúng chiếc mỏ neo này thuộc vào thời chúa Nguyễn thì chúng tôi sẽ thuyết phục gia đình nhượng lại cho Trung tâm  để phục vụ nghiên cứu và trưng bày”. 


Được biết, sau khi trục vớt lên, ông Nguyễn Hảo đã bán mỏ neo này lại cho anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, trú tại thị trấn Thuận An) với giá 10 triệu đồng.


mo-leo-thoi-chua-Nguyen2.jpg


mo-leo-thoi-chua-Nguyen3.jpg


Chiếc mỏ neo cổ được tìm thấy ở cửa biển Thuận An


mo-leo-thoi-chua-Nguyen4.jpg


Có khả năng chiếc mỏ neo này có từ thời chúa Nguyễn (thế kỷ thứ 17)


Phát hiện chiếc mỏ neo bằng gỗ thời chúa Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét