Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Việt Nam với những chuyện buồn đứt cáp quang dưới biển

Thông tin về chuyện cáp quang dưới biển lại đứt khiến cộng đồng mạng Việt Nam thêm buồn, việc mạng rùa bò có thể làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp và người dùng.


Trong 1 năm  vừa qua, đáng buồn là cụm từ ‘đứt cáp’ đã trở nên quen thuộc với người dùng Internet tại nước ta, đến nỗi nó đã trở thành một nỗi ám ảnh đến ghê gớm. Mỗi khi đường truyền chỉ cần hơi lag một chút, người ta đã có thể thốt lên “lại đứt cáp à?”.


Việt Nam với những chuyện buồn đứt cáp quang dưới biển



 

 

Thử tưởng tượng sau một ngày làm việc vất vả, bạn ngả người lên ghế sofa, cầm điện thoại lên cập nhật Facebook hoặc lên Youtube xem video, dấu chấm tròn trên màn hình cứ quay chầm chậm một cách nặng nề mà không có nội dung gì hiện ra, hay tệ hơn là đang đến cảnh gay cấn thì hình ảnh cứ xuất hiện một cách cà giật, xẹt xẹt…. Internet đã len lỏi vào mọi hoạt động trong đời sống hiện nay, từ công việc, giải trí, đến liên lạc với người thân,… Việc đường truyền Internet gián đoạn, chập chờn ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng, đếndoanh nghiệp, đến các phong trào trên mạng,… và nó cũng khiến lòng tin vào nhà cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm của đứt cáp


Trong năm qua, người dùng Internet tại Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều hơn 3 lần sự cố đứt cáp trên biển, thậm chí chúng diễn ra cách nhau chưa đầy 2 tháng. Vụ việc mới đây nhất và vẫn đang ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta là sự cố diễn ra vào đêm ngày 15/9, trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng đi Hồng Kông, Mỹ, phân đoạn S1l gần biển Hồng Kông. Theo VNPT, sự cố đứt cáp này gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông và Mỹ của tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này.


'Khổ như người dùng Internet tại Việt Nam': 1 năm đứt cáp 3 lần


Những sợi cáp quang dưới biển có thể bị mỏ neo của tàu thủy móc vào và kéo đứt. Ảnh: Internet


Sự cố lần này diễn ra khi người dùng chưa kịp hết “hả hê” vì việc tuyến cáp mới chỉ vừa được sửa sang cách đây chưa đầy 2 tháng. Vào một buổi chiều đẹp trời ngày 15/7, Trung tâm điều hành cáp quang AAG cho biết tuyến cáp của họ đã đứt… Người dùng đành ngậm ngùi chấp nhận việc truy cập Internet chậm chạp trong hơn 10 ngày, đến 27/7. Lần đó, vị trí đứt nằm cách bờ biển Vũng Tàu 18km, ảnh hưởng đến việc truy cập từ Việt Nam đi Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc và châu Âu.


Xa hơn, đó là vào những ngày cuối năm 2013, AAG cũng đón chào năm 2014 bằng việc …đứt cáp, vụ việc lần này xả ra tại vị trí cách biển Vũng Tàu 278km, trên phân đoạn Vũng Tàu – Hồng Kông, và được khắc phục sau đó khoảng 2 tuần. Và với những người mê tín, có lẽ đây chính là vụ việc mở màn cho một năm đầy sóng gió của tuyến cáp mỏng manh này.


Đó chỉ là những lần gặp sự cố, tuyến cáp AAG này cũng từng phải tạm ngưng sử dụng để bảo dưỡng hồi tháng 2 năm nay, trong gần 2 tuần, từ ngày 25/2 đến 9/3/2014. Vậy là trong chưa đầy một năm, người dùng Internet Việt Nam phải chấp nhận cảnh rùa bò trong thời gian lên đến gần 2 tháng.


Sợi cáp mỏng manh


AAG là tuyến cáp quang biển dài hơn 20.000 km được khởi công tháng 4/2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD, bắt đầu từ Malaysia, kết nối các nước Đông Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ. Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, đi vào Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009. Tuy nhiên theo thống kê, đến năm 2011, tuyến cáp này đã gặp sự cố tới 10 lần, chủ yếu tại khu vực đi qua Biển Đông. Đây là một tuyến đường trọng yếu, chịu phần lớn băng thông của Việt Nam đi Mỹ – nơi đặt máy chủ của nhiều dịch vụ phổ biến như Google, Facebook.


'Khổ như người dùng Internet tại Việt Nam': 1 năm đứt cáp 3 lần


Đường đi của tuyến cáp AAG. Ảnh: Internet


Là một tuyến cáp trọng yếu của Việt Nam, nhưng thực sự đây lại là một sản phẩm có mức giá rẻ, vậy nên chất lượng đi kèm cũng “rẻ tiền” không kém. Theo chia sẻ của Giám đốc một nhà cung cấp dịch vụ, chi phí thuê đường truyền ra quốc tế của AAG rẻ chỉ bằng 1/3 so với các tuyến cáp khác, và có lẽ đó cũng là nguyên nhân mà giá cước dịch vụ Internet của Việt Nam rẻ hơn khá nhiều trong khu vực. Được hưởng lợi từ mức giá, tuy nhiên nhà cung cấp AAG phải cắt giảm đi những hoạt động dự phòng, chẳng hạn như các tuyến cáp phụ, các đợt bảo trì, kiểm tra thường xuyên, mặc dù một sợi cáp ngoài biển phải đối mặt với hàng trăm mối nguy hiểm rình rập,… vậy nên khi sự cố xảy ra, AAG phải mất thời gian khởi động lại hệ thống dự phòng, và người dùng phải chấp nhận cảnh Internet “chậm như rùa bò” này đến khi được khắc phục sau đó 1, 2 tuần.


'Khổ như người dùng Internet tại Việt Nam': 1 năm đứt cáp 3 lần


Có lẽ bạn đã chán ngấy với việc đứt cáp này, và sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có một đường truyền nhanh, tuy nhiên hãy cố chờ đợi, các đơn vị liên quan đang rất gấp rút trong công tác khắc phục, sửa chữa, và dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 6/10, tức hơn 2 tuần nữa.


Việt Nam với những chuyện buồn đứt cáp quang dưới biển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét